Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Tiếp tục siết chặt quản lý trong phát triển thủy điện
Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu Quốc hội phát biểu, tranh luận về các vấn đề liên quan đến phát triển thủy điện. Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã có báo cáo giải trình trước Quốc hội về vấn đề này.
“Đây là một nguồn năng lượng rất quan trọng phục vụ cho nhu cầu về năng lượng của đất nước cho phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu đời sống của nhân dân”, Bộ trưởng khẳng định.
Trên thực tế, ngoài chức năng phát điện thì các hồ chứa nước của các đập thủy điện cũng có tác dụng tích nước, tùy thuộc vào công suất, nó có thể cắt giảm lũ và điều tiết lũ cũng như phục vụ các nhu cầu phát triển khác của các khu vực địa phương.
Tuy nhiên, thủy điện cũng có mặt tiêu cực, đặc biệt là tác động đến môi trường, đất, nước và khí hậu cũng như đời sống dân sinh. Bộ trưởng cho biết, trong giai đoạn trước kia nhiều dự án thủy điện chiếm dụng đất rừng tự nhiên và gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Vì vậy, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, từ lâu thủy điện đã được sự quan tâm đặc biệt của Quốc hội, Chính phủ trong hàng loạt các giám sát cũng như các yêu cầu cụ thể. Đặc biệt sau khi ban hành Nghị quyết số 62 của Quốc hội vào cuối năm 2013 và sau đó là Nghị quyết số 11 của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 62 của Quốc hội, công tác về phát triển thủy điện nói chung cũng như quản lý về an toàn đập hồ thủy điện và sự vận hành của các công trình thủy điện đã được bảo đảm ở mức mới và cụ thể trong các giai đoạn này.
“Hằng năm đều có các cuộc kiểm tra, giám sát và báo cáo đầy đủ theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 62 của Quốc hội, để báo cáo Quốc hội”, Bộ trưởng nói.
Từ năm 2016 Bộ Công thương đã phối hợp các bộ, ngành đưa chỉ tiêu tuyệt đối không bổ sung bất kỳ một dự án thủy điện nhỏ nào, cho dù là nhỏ, vừa hay lớn nếu có sử dụng đến diện tích đất rừng tự nhiên. Trong số các dự án bổ sung thủy điện hoàn toàn không có dự án thủy điện nào sử dụng đến đất rừng tự nhiên. Diện tích chiếm dụng đất trên các dự án được bổ sung quy hoạch và tổ chức triển khai trên thực tế đã giảm.
Liên quan đến vận hành của các đập thủy điện và an toàn của hồ, đập, Bộ trưởng cho biết đã có hàng loạt các công cụ pháp lý cũng như đã có phân cấp và xác định rất rõ trách nhiệm cũng như các quy trình để đảm bảo yếu tố này. Về vận hành của các đập, hồ thủy điện trong các phương án phòng, chống lụt bão để giảm đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực đến đời sống của nhân dân cũng như hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương, cũng đã có hàng loạt các văn bản pháp quy hướng dẫn.
“Tuy nhiên không tránh khỏi có những câu chuyện tại một số địa phương như việc thực thi không nghiêm” Bộ trưởng nói và đưa ra thí dụ tại thủy điện Hố Hô năm 2016 đã xả lũ vượt quá mức về hồ và gây ra ngập lụt hạ du. Những việc này các cơ quan chức năng đã xử lý rất kiên quyết và thu giấy phép tham gia hoạt động điện của dự án này và phạt...
Nhấn mạnh nội dung mà dư luận, nhân dân và xã hội đang rất quan tâm là thủy điện ảnh hưởng như thế nào đến lũ, ngập lụt cũng như những nguy cơ của sạt lở đất, người đứng đầu ngành công thương cho biết, qua khảo sát thực tế, nghe báo cáo của các địa phương và đánh giá của các nhà chuyên môn và của cơ quan chức năng thì việc sạt lở đất gây ra những tổn hại rất nghiêm trọng tại Quảng Trị, Huế và Quảng Nam vừa rồi gắn chặt với yếu tố có tính dị thường và cực đoan của thời tiết.
Bộ trưởng đưa ra thí dụ, theo báo cáo của các cơ quan chuyên môn và chức năng, lượng mưa ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi trong những thời điểm này là con số rất lớn, đến mức độ hàng nghìn mm/đợt. Như ở Trà My lượng mưa lên tới hơn 2.500 mm của cả thời kỳ. Thời gian lưu bão của cơn bão số 9 kéo dài 6-8 tiếng. Đây là những nguy cơ rất lớn, tạo ra tác động đến cấu tạo địa chất cũng như điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của địa phương, gây ra sụt lở rất nghiêm trọng.
Theo Bộ trưởng, trong một mức độ, chừng mực nhất định, cũng không thể phủ nhận mối liên quan tác động của vấn đề mất rừng đầu nguồn và thảm thực vật, mất độ kết dính của đất là do tác động của con người thông qua dự án thủy điện cũng như các dự án khác.
“Chúng tôi xin tiếp thu ý kiến của đại biểu, tới đây sẽ làm việc với các địa phương và các bộ, ngành để nghiên cứu cụ thể, đánh giá về những mặt còn hạn chế, những mặt tích cực, để từ đó tham mưu chính sách với Chính phủ để tiếp tục siết chặt quản lý trong phát triển thủy điện, làm sao để hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực nếu có, đồng thời tiếp tục khai thác tốt những nguồn tài nguyên của đất nước”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cam kết.
Tin liên quan
Đại diện THACO tham dự Lễ khởi công xây dựng bếp ăn bán trú tại tỉnh Đắk Lắk và Điện Biên
25/10/2024
Thủy điện Trung Sơn đảm bảo vận hành ổn định trước các diễn biến bất thường của thời tiết
17/10/2024
3 công ty của PV GAS được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tôn vinh Doanh nghiệp tiêu biểu năm 2024
15/10/2024
Petrovietnam: 9 tháng nộp ngân sách hơn 115 nghìn tỷ, về đích chỉ tiêu doanh thu năm 2024
15/10/2024
SK E&S (Hàn Quốc) hợp tác với T&T Group phát triển năng lượng xanh bền vững tại Quảng Trị
02/07/2024
Viettel kỷ niệm 35 năm ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất
31/05/2024
T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà: Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên
10/05/2024
PSI tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên năm 2024: Lấy công nghệ làm động lực để tăng tốc
24/04/2024
Vietnam Airlines: Dấu ấn quan trọng tại lễ kỷ niệm 30 năm đường bay Việt Nam – Trung Quốc
09/04/2024
PV GAS DISTR vận hành Hệ thống cấp bù LPG để đáp ứng nguồn khí thấp áp cho khu vực Bắc Bộ
22/03/2024
Petrovietnam/PV GAS mang Tết đến cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Thái Bình
06/02/2024
Giao bổ sung 1.275 tỷ đồng cho UBND tỉnh Nghệ An để giải quyết đền bù giải phóng mặt bằng
29/12/2023
Kho LNG 1 MMTPA Thị Vải của PV GAS lọt Top 10 sự kiện nổi bật của Bộ Công Thương năm 2023
26/12/2023
Lễ kỷ niệm 33 năm thành lập PV GAS: Lan tỏa ý chí phát triển “Hành trình năng lượng xanh”
21/09/2023
Vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng: Giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng
24/04/2023
Hưng Thịnh Land ra mắt dự án Avatar Thu Duc- Giải pháp cho cách tiếp cận ngôi nhà đầu đời
15/03/2023
Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì các chính sách tiền tệ đảm bảo kiểm soát lạm phát năm 2023
12/02/2023
Tăng cường, củng cố hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đảm bảo phát triển toàn diện, hiệu quả
22/12/2022
Tổng kết năm 2022, doanh thu của 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đạt 1.123.334 tỷ đồng
15/12/2022
Quy định mới về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
14/12/2022
Bia Hơi Hà Nội - Từ thành tựu sáng tạo của người Việt đến nét văn hóa riêng xứ kinh kỳ
02/11/2022
Lễ kỷ niệm 32 năm thành lập PV GAS – khẳng định sức mạnh đoàn kết và văn hóa doanh nghiệp
22/09/2022
MerryLand Quy Nhơn rực sáng, đón 15.000 người trong đêm chung kết Miss World Vietnam 2022
14/08/2022
Có gì đặc biệt trong Tổ hợp Thiên đường sữa vừa được Vinamilk và Mộc Châu Milk khởi công?
23/06/2022
KienlongBank bứt phá ngoạn mục với tham vọng kiến tạo ngân hàng số hiện đại và thân thiện
31/10/2021
Vinamilk tặng 45.000 phần quà cho người dân gặp khó khăn tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai
19/08/2021
Prudential triển khai dịch vụ khám sức khỏe thẩm định trực tuyến đảm bảo an toàn mùa dịch
17/07/2021
AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ
05/07/2021
Thẩm mỹ viện công nghệ cao Minh Châu Asian với mục tiêu mở rộng thương hiệu khắp Việt Nam
25/06/2021
Doanh nhân Nguyễn Hồng Mai, nhà lãnh đạo xuất sắc điều hành doanh nghiệp qua mùa Covid-19
31/05/2021
Tin Khác
- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình khai báo C/O điện tử - 15/04/2023
- Đầu tư nâng cấp Quốc lộ 4B tỉnh Lạng Sơn - 13/10/2022
- Fitch Ratings thực hiện nâng hạng tín nhiệm PV GAS lên BB+: Triển vọng Ổn định - 15/12/2023
- Edutalk - Nền tảng tìm kiếm và đặt lớp học nhận giải thưởng thương hiệu – nhãn hiệu uy tín hội nhập kinh tế quốc tế 2022 - 30/08/2022
- Quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ - 07/10/2022