Ngân hàng kỳ vọng tăng trưởng và kinh doanh khởi sắc trong năm 2024

Đăng ngày: 02/05/2024 , 11:50 GMT+7
Tháng 4 khép lại với hàng loạt đại hội đồng cổ đông thường niên của các ngân hàng đã được tổ chức. Và các kế hoạch tăng vốn đã được thông qua hứa hẹn một bức tranh quy mô mới của ngành.

Tổng quan 17 ngân hàng niêm yết trên HoSE tại 31/12/2023. (Nguồn: Shinhan Bank Securities, tháng 3/2024)

Vietcombank tiếp tục là quán quân toàn ngành về lợi nhuận, khi đạt 11.221 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Động lực tăng trưởng chính của Vietcombank đến từ thu nhập lãi thuần, tăng 18,6%, đạt hơn 14.200 tỷ đồng.

Các ngân hàng tiếp theo nằm trong top 5 lợi nhuận lần lượt là BIDV(7.390 tỷ đồng, tăng trưởng 7%),VietinBank (6.210 tỷ đồng, tăng trưởng 4%),MB (5.795 tỷ đồng, giảm 11%). Đứng ở vị trí từ thứ 6 đến thứ 10 là ACB, VPBank, HDBank, SHB, LPBank.

Lợi nhuận của Vietcombank trong năm 2024 này được NHNN phê duyệt ở mức dự kiến hơn 42.000 tỷ đồng.

Cụ thể, Vietcombank đang trình NHNN phê duyệt phương án nhận chuyển giao CBBank, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm nay. Lợi nhuận của Vietcombank trong năm 2024 này được NHNN phê duyệt ở mức dự kiến hơn 42.000 tỷ đồng, tăng gần 5% so với năm 2023. Theo lãnh đạo Vietcombank, do bối cảnh kinh tế, nợ xấu trong lĩnh vực bán lẻ và cho vay bất động sản đã gia tăng trong năm 2023 cũng như đầu năm 2024. Tuy nhiên, nợ xấu bán lẻ có khẩu vị rủi ro chặt chẽ, nên tỷ lệ tài sản đảm bảo trên dư nợ cao, khả năng mất vốn không nhiều.

Bên cạnh bức tranh lợi nhuận tích cực thì tỉ lệ nợ xấu cũng là câu chuyện đáng quan tâm. Tổng nợ xấu tính hết quý I của VietinBank đã tăng 23%, lên trên 20.400 tỉ đồng; nợ xấu của Vietcombank tăng từ 0,99% lên 1,22%; ACBcó tổng nợ xấu là 7.348 tỉ đồng, tăng 25% so với đầu năm…

Tại Đại hội đồng cổ đông 2024 của Vietinbank, ngân hàng này đã trình cổ đông thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2023, đề xuất dùng toàn bộ lợi nhuận còn lại để chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Đại diện VietinBank nhận định năm nay ngành ngân hàng vẫn chịu áp lực gia tăng nợ xấu vì nền kinh tế còn nhiều điều khó dự báo, chịu tác động của kinh tế thế giới. Đặc biệt là ngành BĐS còn nhiều áp lực, do đó áp lực gia tăng nợ xấu năm 2024 là có.

Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát VietinBank tiến hành bầu Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới 2024-2029, danh sách này có 2 thành viên mới so với HĐQT hiện tại.

Tại Đại hội đồng cổ đông 2024 của BIDV, trước câu hỏi của cổ đông về kết quả kinh doanh quý I/2024, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV cho biết, tính đến 31/3, dư nợ tín dụng của BIDV đạt trên 1,76 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 1,09% so với đầu năm. Huy động vốntăng 0,8% so với quý I/2023 và lợi nhuận trước thuế đạt trên 7.056 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nợ xấu theo Thông tư 11 hiện là khoảng 1,33%.

Lãnh đạo Ngân hàng BIDV cho biết, năm 2024, Ngân hàng dự kiến phát hành riêng lẻ gần 165 triệu cổ phiếu, hiện đã có nhà đầu tư xem xét và đang trong thời gian thảo luận với nhà đầu tư.

Năm 2024, Ngân hàng dự kiến phát hành riêng lẻ gần 165 triệu cổ phiếu.

Kỳ họp cuối cùng trong tháng 4 được VPBank "chốt" trong ngày 29/4, theo thông tin công bố, VPBank vào cuối 2023 là ngân hàng giữ kỷ lục về vốn điều lệ cao nhất trong hệ thống là 79.339 tỉ đồng. Trong các tờ trình được cổ đông thông qua năm nay, VPBank sẽ tiếp tục tăng vốn điều lệ thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Số cổ phiếu dự kiến phát hành tối đa là 30 triệu cổ phiếu, với mức giá 10.000 đồng/cổ phiếu. 

Cùng với đó, ngân hàng này cũng có phương án phát hành trái phiếu quốc tế để phục vụ cho việc huy động vốn bổ sung trên thị trường quốc tế. VPBank dự kiến phát hành tối đa 400 triệu USD trái phiếu, đây là trái phiếu không chuyển đổi, không có đảm bảo, không kèm chứng quyền với thời hạn dự kiến 5 năm. Thời gian dự kiến phát hành từ năm 2024 đến quý 1/2025. Với nền tảng vốn dồi dào và chương trình chăm sóc cho người lao động, VPBank cũng đặt mục tiêu tăng gấp đôi lợi nhuận trong năm nay.

Techcombank, ngân hàng thường ít khi chịu tụt lại về lợi nhuận so với nhóm top đầu những năm gần đây, cũng đã thông qua kế hoạch tăng gấp đôi vốn điều lệ từ 35.225 tỷ đồng lên 70.450 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu mới từ nguồn vốn chủ sở hữu. Sau 10 năm không chia cổ tức, việc chọn tỷ lệ cổ phiếu thưởng Techcombank lên tới 100%, đâycòn là mức chia cao nhất được ghi nhận của ngành ngân hàng trong năm nay. Qua đó, giúp Techcombank nâng cao vị thế về quy mô vốn điều lệ. Ngoài ra, sau 10 năm giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, Techcombank cũng chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 15%.

Vớingân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) quyết định tạm ứng cổ tức tiền mặt năm 2023 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 12,5% (tương đương 1.500 đồng mỗi cổ phiếu). VPBank trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 10% (tương đương 1.000 đồng mỗi cổ phiếu). Techcombank, ACB ... cũng cho biết sẽ chi cổ tức tiền mặt trong năm 2024 với mức từ 3-15%.

Còn SHB, kế hoạch nâng vốn điều lệ của ngân hàng năm nay sẽ là tăng 12% lên 40.658 tỷ đồng, từ kết quả tăng vốn 36.629 tỷ đồng, nằm trong Top 4 ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất hệ thống qua hoàn tất việc phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động và trả cổ tức 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 18% ở năm 2023…

Năm nay, nhiều ngân hàng đã đặt mục tiêu tham vọng như VPbank dự kiến sẽ nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng yếu kém có mức vốn điều lệ không quá 5.000 tỷ đồng, MB bank đặt mục tiêu các nền tảng số sẽ chiếm khoảng 50% - 60% doanh thu cho ngân hàng trong tương lai gần, MSB dành 3000 tỷ đồng cho tín dụng xanh…

Thu Trang

 

 

Đăng ngày: 02/05/2024 , 11:50 GMT+7

Tin liên quan

Tin Khác