Việt Nam lạc quan về sự chấm dứt của đại dịch COVID-19 nhưng lo lắng về tài chính

Đăng ngày: 02/03/2022 , 16:13 GMT+7

Khảo sát mới nhất từ Tập đoàn Manulife cho thấy, sau hai năm kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, người dân Việt Nam tin rằng “ngày tàn” của COVID-19 đã đến đồng thời tự tin vào sức khỏe của họ, nhưng vẫn còn lo ngại về tài chính cá nhân, đặc biệt là đối với phụ nữ độc thân.

Trong số những người ở Việt Nam được phỏng vấn tại khảo sát Manulife Asia Care Survey lần thứ 3 được thực hiện vào tháng 11/2021, hơn 2/3 (69%) cho rằng COVID-19 sẽ biến mất trong vòng một năm tới, với 77% mong đợi các biện pháp hạn chế COVID-19 sẽ dần được dỡ bỏ trong khoảng thời gian này. Người Việt Nam cũng cho thấy sự lạc quan nhất trong khu vực về khoảng thời gian để nền kinh tế phục hồi- trong đó, chỉ một phần tư (26%) lo lắng sẽ mất nhiều thời gian, thấp nhất trong khu vực. Cuộc khảo sát được thực hiện ngay khi biến thể Omicron bắt đầu được phổ biến.

Mặc dù lạc quan, 15% số người được khảo sát cho biết họ đã bị mất việc làm, trong khi 70% cho biết thu nhập của họ đã bị giảm do COVID-19. Ngoài ra, chỉ có 19% phụ nữ độc thân có tiền tiết kiệm trong tay để có thể duy trì cuộc sống hơn một năm nếu họ bị mất thu nhập, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước (33%). Kết quả cũng cho thấy 3/4 (75%) phụ nữ độc thân đang phải vật lộn để đối phó với COVID-19.

Người Việt Nam nhận thức được giá trị của bảo hiểm

Khi mà một phần tư (26%) người được khảo sát bày tỏ lo lắng về việc gia đình họ nhiễm gặp COVID-19, một điều đáng chú ý là 86% cho biết họ nhận ra tầm quan trọng của bảo hiểm- cao hơn mức trung bình trong khu vực (69%)- và tầm quan trọng của kế hoạch nghỉ hưu (71%). Cuộc khảo sát cũng cho thấy một phần ba (34%) số người được hỏi coi bảo hiểm là một phương tiện để giảm thiểu tác động tài chính liên quan đến COVID-19. Các câu trả lời khảo sát khác cho thấy người Việt Nam cắt giảm các chi phí không cần thiết (24%) để giúp bù đắp sự sụt giảm thu nhập và để thành lập doanh nghiệp của riêng họ (26%). Khoảng 1/3 (30%) các bà mẹ đang làm việc nói rằng họ đã tạo ra công việc kinh doanh của riêng mình.

Mặc dù tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm ở Việt Nam còn thấp, trong số những người được khảo sát, 72% cho biết họ có sở hữu bảo hiểm, trong đó phổ biến nhất là bảo hiểm sức khỏe (47%), nhân thọ (42%) và tai nạn (38%). Đáng chú ý, 91% cho biết họ có kế hoạch mua bảo hiểm trong 12 tháng tới, trong đó nhân thọ (55%), sức khỏe (45%) và tai nạn (41%) đứng đầu danh sách. Khi mua bảo hiểm, phần lớn người Việt Nam (84%) cũng tìm kiếm những sản phẩm bảo hiểm đơn giản có thể mua trực tuyến. Để theo dõi tình trạng sức khỏe, 83% người Việt Nam được khảo sát cho biết họ cảm thấy thoải mái khi sử dụng các ứng dụng về sức khỏe và tinh thần.

Nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe ngày càng tăng và góp phần giảm thiểu chi phí chăm sóc sức khỏe thông thường ngày càng tăng cao, Manulife Việt Nam vừa ra mắt sản phẩm bảo hiểm bổ trợ thế hệ mới bao gồm Bảo hiểm Bổ trợ bệnh lý nghiêm trọng mở rộng và Bảo hiểm Bổ trợ trợ cấp y tế mở rộng. Tiên phong trên thị trường với những giải pháp vượt trội, Manulife nới rộng độ tuổi tham gia của hai sản phẩm này lên đến 69 tuổi và bảo vệ toàn diện đến 85 tuổi. Đặc biệt, với quyền lợi bảo hiểm Y tế đặc biệt, khách hàng sẽ được chi trả quyền lợi dựa vào một số tiêu chí về điều trị hoặc phẫu thuật mà không cần thỏa định nghĩa bệnh.

Người Việt tự tin về thể chất, nhưng vẫn lo ngại về sức khỏe tinh thần

Phần lớn những quyết định và suy nghĩ về việc mua bảo hiểm ít nhiều liên quan đến các vần đề sức khỏe và người Việt Nam cũng đang cố gắng quản lý vấn đề sức khỏe một cách tốt hơn. Khảo sát cho thấy, người Việt là một trong những nhóm hoạt động thể chất nhiều nhất (69%) trong khu vực. Hơn một nửa (53%) đã tăng cường tập thể dục kể từ khi đại dịch bùng phát, với 55% tập thể dục mỗi ngày và 78% tập thể dục ít nhất bốn ngày một tuần- cho đến nay họ là những người đam mê thể dục lớn nhất trong khu vực.

Đối với các mối quan tâm chính về sức khỏe, những người Việt Nam được hỏi cho biết họ lo ngại nhiều nhất về ung thư (43%), đột quỵ (40%) và trầm cảm (26%). Phụ nữ độc thân một lần nữa thể hiện sự nổi bật đối với các vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần. 94% trong số họ nói rằng họ đã gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần, với 40% nói rằng họ lo lắng về bệnh trầm cảm.

Nhận thức về “ảnh hưởng kéo dài của Covid” ở mức cao tại Việt Nam

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng một phần tư số người đã nhiễm vi-rút tiếp tục gặp phải các triệu chứng kéo dài trong ít nhất một tháng và khoảng 1/10 vẫn cảm thấy không khỏe sau 12 tuần. Các triệu chứng này thường được mô tả là "ảnh hưởng kéo dài của COVID" có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng trở lại làm việc hoặc có cuộc sống xã hội của mọi người.

Trong khi đó, 4/5 người Việt được khảo sát nói rằng họ biết về ảnh hưởng dài hạn của COVID, với 98% nói rằng họ lo lắng về điều này và 65% nói rằng họ rất lo lắng. Hầu như tất cả (98%) người được hỏi đều muốn tìm hiểu thêm về ảnh hưởng dài hạn này. Đối với họ, câu hỏi chính là làm thế nào để tránh mắc phải những ảnh hưởng kéo dài này (66%) và biện pháp khắc phục là gì (60%). Một câu hỏi lớn khác đến từ 58% người được khảo sát là loại sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe nào có sẵn để giúp họ đối phó với tình trạng này. Gần một nửa (46%) muốn biết bảo hiểm có thể giúp họ như thế nào. Một lĩnh vực mà Manulife đang chú trọng là thúc đẩy việc xây dựng sức khỏe thể chất và tinh thần.

PV

Đăng ngày: 02/03/2022 , 16:13 GMT+7

Tin liên quan