Một số vấn đề cần lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam khi UKVFTA được thực hiện
Để vào được thị trường Anh, hàng hóa Việt Nam cần đáp ứng tiêu chuẩn cao về chất lượng, thẩm mỹ, vệ sinh, môi trường với giá cả cạnh tranh.
Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Anh Trần Ngọc An nói: " Việc hoàn tất đàm phán UKVFTA cho thấy tầm quan trọng của thị trường và vị thế quốc tế của Việt Nam đối với Vương quốc Anh".
Đại sứ Trần Ngọc An cho rằng Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam- Anh, dựa trên Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) là một thỏa thuận song phương thế hệ mới, chất lượng cao với việc đưa thuế suất về 0% và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan đối với hầu hết hàng hóa của hai nước theo một lộ trình ngắn.
Đồng thời Hiệp định cũng có các điều khoản quan trọng đối với quyền sở hữu trí tuệ (IP),tự do hóa đầu tư và phát triển bền vững và cam kết thực hiện các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Công ước Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu.
Ý nghĩa quan trọng đầu tiên của FTA, như mong muốn của cả hai bên khi bắt đầu đàm phán là bảo đảm thương mại song phương không gián đoạn khi Anh rời EU.
Việc triển khai trên thực tế UKVFTA từ 1/1/2021 ngay khi giai đoạn chuyển tiếp của Brexit kết thúc vào 31/12/2020, sẽ bảo đảm những thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa hai nước được tạo ra theo Hiệp định EVFTA được tiếp nối.
Ý nghĩa quan trọng thứ hai là UKVFTA sẽ góp phần gia tăng đáng kể hàng hóa hai nước vào thị trường của nhau, tạo thêm sự gắn kết và đan xen về kinh tế giữa hai đối tác chiến lược.
Với tốc độ tăng trưởng GDP cao hàng đầu khu vực và thế giới trong suốt ba thập niên qua, đặc biệt là sớm kiềm chế thành công COVID-19, duy trì đà tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đang ngày càng thu hút sự quan tâm và là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư Anh.
Đại sứ Trần Ngọc An nhận định với UKVFTA, bên cạnh sự gia tăng hàng hóa, dịch vụ từ Anh có thể dự báo làn sóng mới về đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ Anh nhất là trong những lĩnh vực Anh có thế mạnh như năng lượng tái tạo, công nghệ môi trường sẽ diễn ra.
Mới đây một doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo của Anh đã bày tỏ mong muốn được đầu tư hàng chục tỷ USD vào lĩnh vực sản xuất điện gió, chế tạo tuốc-bin và xây mạng lưới truyền tải điện.
Điều này cho thấy tiềm năng lớn của các nhà đầu tư từ nước Anh (Anh luôn đứng thứ trong nhóm 5 nước hàng đầu trên thế giới về đầu tư ra bên ngoài).
Ở chiều ngược lại, một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam cũng đang tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư lớn tại Anh.
Với Anh những lĩnh vực được hưởng lợi nhiều sẽ là dược phẩm, máy móc, thiết bị, hóa chất, ô tô; ngân hàng, bảo hiểm...
Trong khi đó ngay khi UKVFTA có hiệu lực, một khối lượng gạo khá lớn của Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất 0% khi nhập vào Anh (trước đây phải chịu thuế 17,5%). Nhiều mặt hàng thủy sản như tôm, cá là thế mạnh của Việt Nam cũng sẽ được hưởng mức thuế thấp.
Trong khi đó, khoảng một nửa dược phẩm nhập khẩu từ Anh sẽ được miễn thuế ngay lập tức. Doanh nghiệp Anh có thể mở công ty và bán dược phẩm tại Việt Nam. Việc mở cửa thị trường mua sắm chính phủ của Việt Nam sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Anh.
Ông Paul Smith, Phó Chủ tịch Việt Nam-UK Network tại Anh, một người có hơn 20 năm kinh nghiệm kinh doanh tại Việt Nam cho hay: "UKVFTA sẽ mở cửa, thu hút thêm nhiều doanh nghiệp Anh cân nhắc, lựa chọn Việt Nam là điểm đến".
Nhận xét về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, ông Paul Smith đã bày tỏ sự hài lòng rằng "với hơn 20 năm hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, tôi thấy tương đối dễ khi kinh doanh tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam rất thực tế, và có chính sách cởi mở đối với các hoạt động đầu tư nước ngoài cũng như giải quyết những khúc mắc cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại đây. Chính phủ đã có những bước tiến lớn trong việc đưa ra các quy định về hoạt động thương mại, vấn đề bản quyền và bảo hộ trí tuệ. Tôi có niềm tin trong tương lai số doanh nghiệp Anh có hiện diện tại Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể".
Ngay khi biết tin về lễ ký bản ghi nhớ kết thúc đàm phán UKVFTA, bà Sarah Henderson, người phụ trách thị trường châu Á và kinh doanh quốc tế của hãng sản xuất trà, cà phê nổi tiếng có từ năm 1888 của Anh, Taylors of Harrogate, cho biết là một hãng chuyên xuất khẩu trà và cà phê đến hơn 40 nước trên thế giới, Việt Nam chắc chắn sẽ là một thị trường mà công ty bà sẽ thúc đẩy tìm kiếm cơ hội kinh doanh với Việt Nam.
Tham tán Thương mại Việt Nam tại Anh Nguyễn Cảnh Cường cho biết: "UKVFTA sẽ đảm bảo giao thương giữa hai nước không bị gián đoạn và duy trì đà phục hồi xuất khẩu của Việt Nam sang Anh trong thời gian tới".
Theo ông Nguyễn Cảnh Cường những sản phẩm may mặc, đồ thể thao, đồ gỗ, máy tính, điện thoại di động, trà, cà phê, hồ tiêu, tôm nuôi, gạo đặc sản, các loại quả nhiệt đới (chuối, bưởi, xoài, thanh long),thép xây dựng sẽ có khả năng cạnh tranh tốt tại thị trường Anh.
Những sản phẩm này là thế mạnh rất lớn của các doanh nghiệp Việt Nam mà nhu cầu của thị trường Anh rất lớn, hiệp định UKVFTA sắp tới sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng thị phần trên thị trường Anh.
Trong lĩnh vực dịch vụ, ngành thiết kế phần mềm và vận tải hàng không của Việt Nam có khả năng cạnh tranh. Tham tán Thương mại Nguyễn Cảnh Cường cho biết sản phẩm Việt Nam từ lâu nay đã gia tăng thị phần tại thị trường Anh, nhưng chỉ chiếm không tới 0,1% nhu cầu nhập khẩu vào thị trường Anh, một trong những lý do là sự cạnh tranh cùng mặt hàng từ các nước xuất khẩu lớn rất mạnh.
Một số đối thủ cạnh tranh các mặt hàng của Việt Nam tại Anh gồm Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Hàn Quốc, và rất nhiều quốc gia khác có thể mạnh về sản xuất hàng tiêu dùng.
Hiệp định UKVFTA sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác vì trong những năm sắp tới ông Nguyễn Cảnh Cường đánh giá chưa nhìn thấy các nước đối thủ cạnh tranh nói trên sớm có hiệp định thương mại tự do với nước Anh, ít nhất là trong khoảng thời gian đó các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam là có lợi thế cạnh tranh. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh thời gian từ tháng 1-10/2020 đạt khoảng 4,1 tỷ USD, giảm khoảng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 10/2020 đạt hơn 477 triệu USD, tăng 1,3% so với tháng 9/2020. Xuất khẩu Việt Nam sang Anh đang dần phục hồi từ tháng 8/2020 nhờ EVFTA.
Một số vấn đề cần lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam khi UKVFTA được thực hiện
Để vào được thị trường Anh, hàng hóa Việt Nam cần đáp ứng tiêu chuẩn cao về chất lượng, thẩm mỹ, vệ sinh, môi trường với giá cả cạnh tranh.
Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng, và hạ giá thành sản phẩm.
Tham tán Thương mại Nguyễn Cảnh Cường cho biết Anh và EU đang trong giai đoạn chuyển tiếp, kết thúc vào ngày 31/12/2020.
Chính phủ Anh đã ban hành Chính sách ngoại thương hậu Brexit và có thể sẽ dần dần điều chỉnh một số quy định về tiêu chuẩn sản phẩm, quy trình sản xuất, thủ tục hải quan.
Doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt kịp thời những thay đổi này khi sản xuất và xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Anh.
Ngoài ra, việc lựa chọn sử dụng đồng bảng Anh hay đồng USD trong đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại đòi hỏi doanh nghiệp phải theo dõi sát biến động tỷ giá giữa đồng bảng Anh và đồng USD.
Không nên chấp nhận điều khoản thanh toán trả chậm để hạn chế rủi ro biến động tỷ giá và rủi ro phá sản của bạn hàng. Cẩn trọng giao dịch hợp đồng trị giá lớn với các doanh nghiệp mới thành lập. Nhất thiết phải xác minh uy tín và tình trạng tài chính của đối tác trước khi mới giao dịch lần đầu.
Vương quốc Anh là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới, thị trường lớn thứ hai tại châu Âu với gần 70 triệu người tiêu dùng (chưa kể khách du lịch),có GDP bình quân đầu người gần 44.000 USD (số liệu năm 2019).
Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược năm 2010, thương mại song phương đã không ngừng mở rộng. Trong ba năm gần đây, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 6 tỷ USD hàng hóa sang Anh, trong khi nhập khẩu 1 tỷ USD hàng hóa từ Anh.
Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm Việt Nam chỉ chiếm chưa tới 1% tổng trị giá hàng nhập khẩu hàng năm gần 700 tỷ USD. Lợi thế cạnh tranh nhờ UKVFTA chắc chắn sẽ giúp nhiều doanh nghiệp Việt Nam mở rộng sản xuất và gia tăng xuất khẩu sang Anh và các sản phẩm Việt Nam đã có vị trí tại thị trường Anh chắc chắn sẽ mở rộng thị phần trong thời gian tới./.
Tin liên quan
Chủ tịch HĐQT THACO tham dự Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam năm 2024
04/11/2024
Tạo sự chuyển biến tích cực trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
21/03/2024
Thủ tướng dự cuộc gặp mặt đại diện các nhà tài trợ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
29/01/2024
Khai mạc Hội nghị ngành Công Thương 5 thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ VI năm 2023
03/10/2023
Hơn 11.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn chào năm học mới với món quà đặc biệt từ Vinamilk
06/09/2023
Thương mại điện tử: Tiềm năng tiếp cận vào thị trường Singapore và các nước trong khu vực
29/07/2023
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045
12/02/2023
Việt Nam tăng cường sự đóng góp của doanh nghiệp hướng tới lộ trình phát thải ròng bằng 0
29/10/2022
Phòng chống dịch COVID-19: Đẩy mạnh tiêm vaccine cho trẻ em, xây dựng kế hoạch tiêm mũi 4
20/04/2022
Hà Nội: Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp
06/03/2022
Đẩy mạnh thực hiện chính sách xã hội, phát triển thị trường lao động hiện đại và hội nhập
27/11/2021
Bắc Giang đảm bảo thực hiện lưu thông hàng hoá, phục hồi sản xuất tại các khu công nghiệp
31/10/2021
Chuyển đổi số - bước tiến quan trọng trong tiến trình phát triển nền kinh tế của Việt Nam
04/09/2021
Tập trung đầu tư các chương trình, dự án trọng điểm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
19/08/2021
Tin Khác
- Vinamilk tiếp tục ủng hộ 500 triệu đồng cho các bệnh nhi nghèo mổ tim năm 2022 - 20/07/2022
- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COP26 - 16/07/2023
- Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang – Đổi mới toàn diện, hướng tới mục tiêu Trường Cao đẳng chất lượng cao - 07/10/2024
- Sự tiến lên của thế hệ phụ nữ Việt làm chủ doanh nghiệp - 08/03/2021
- Công ty TNHH MTV Thuỷ điện Trung Sơn (TSHPCo) tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 - 14/06/2024