Đột phá ngành công nghiệp năng lượng thông minh bằng những giải pháp linh hoạt

Đăng ngày: 29/06/2023 , 23:27 GMT+7

Để đạt được mục tiêu của ngành năng lượng vào năm 2030, tầm nhìn năm 2045, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cần có những cơ chế, chính sách ưu tiên, đột phá để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp năng lượng của Việt Nam trong bối cảnh mới…

Tại các khu vực khác của Châu Á – Thái Bình Dương như Philippines, Indonesia, Úc, các hoạt động sản xuất ngành công nghiệp năng lượng cũng đã và đang mở rộng phạm vị hoạt động và đóng góp tích cực cho cộng đồng địa phương. Tại Philippines, thực hiện các dự án như Trạm biến áp Barbara và Trạm biến áp Mabiga nhằm cung cấp thiết bị cao áp và máy biến áp đến các vùng nông thôn. Tại Indonesia, mở rộng quy mô năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng lên 23% trong vòng 2 năm tới. Tại Úc, cung cấp máy biến áp trị giá 30 triệu đô la Úc cho dự án Mạng lưới Ngân hàng xanh (Green Bank Network – GBN). Đồng thời, các dự án cũng đóng góp cho dự án nhà máy điện mặt trời Western Downs Green Power Hub và trang trại năng lượng mặt trời Mica Greek 88MW.

Giải pháp năng lượng thông minh sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường

Năm 2022 vừa qua, trung tâm thí nghiệm sáng tạo và Trụ sở chính khu vực APAC tại Singapore được triển khai đánh dấu sự hiện diện tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Từ khi đưa vào hoạt động, trung tâm thí nghiệm với diện tích 400m2 đã trở thành nền tảng hàng đầu cho các doanh nghiệp, chính phủ, giới học thuật và cộng đồng trong khu vực cùng nghiên cứu các khái niệm và trải nghiệm các mô phỏng hoạt động về trạm sạc EV, hệ thống xử lý nước thông minh, năng lượng măt trời và nhiều hơn nữa. Đưa các công nghệ thông minh này ứng dụng vào những công trình xây dựng, trung tâm dữ liệu, khu công nghiệp và những thành phố thông minh.

Dự án lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái tại Trường Lawrence S. Ting, với tổng công suất 86kWP tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án này ước tính sẽ giúp giảm thiểu 30.000kg khí thải CO2 mỗi năm. Bên cạnh đó, nhà trường còn được trang bị hệ thống đo lường lượng điện được tạo ra mỗi ngày và giúp các em học sinh nhận biết về cách điện được tạo ra qua các tấm pin mặt trời và tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của các nguồn năng lượng tái tạo.

Hiện nay, các chuyên gia trong ngành đã tổ chức các hội thảo ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nhằm chia sẻ những cập nhật mới về tiêu chuẩn an toàn điện, kiến thức về thị trường cũng như những giải pháp tối ưu. Vừa qua, tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, CHINT đã tổ chức thành công hội thảo kỹ thuật “Nắm vững các tiêu chuẩn và chuyên môn hoá kỹ thuật với các chuyên gia đầu ngành”.

Hội thảo là cơ hội để các doanh nghiệp, cá nhân trong ngành chia sẻ những thách thức, trao đổi ý kiến cùng các chuyên gia nhằm tìm ra giải pháp đồng thời tạo ra môi trường năng động để nâng cao chuyên môn và các mối quan hệ.

Hội thảo “Nắm vững các tiêu chuẩn và chuyên môn hoá kỹ thuật với các chuyên gia đầu ngành” tại Việt Nam.

Tại hội thảo kỹ thuật “Nắm vững các tiêu chuẩn và chuyên môn hoá kỹ thuật với các chuyên gia đầu ngành”, ông Lim Say Leong, nguyên Đại sứ IEC (2018 - 2021) và là Giám đốc Kỹ thuật khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, CHINT Global và Sunlight Electrical, đã phát biểu: “Mối quan hệ hợp tác lâu dài của CHINT với những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam đã tạo tiền đề để hội thảo kỹ thuật này được diễn ra. Tôi cảm thấy rất vui và tự hào khi có cơ hội chia sẻ về phát triển bền vững trong ngành năng lượng. Mặc dù tính bền vững là vấn đề quan tâm chung cho nhiều khu vực, nhưng tôi nghĩ rằng chủ đề này đặc biệt cấp thiết do tình trạng thiếu điện mà Việt Nam đang gặp phải. Trong quá trình cân bằng giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng và nhu cầu về nguồn năng lượng tái tạo, các giải pháp năng lượng thông minh sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.”

Chuỗi hội thảo đã củng cố hệ sinh thái ngành ở Châu Á – Thái Bình Dương và là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng và thúc đẩy chia sẻ kiến thức giữa các chuyên gia trong khu vực.

Tại các khu vực khác của Châu Á – Thái Bình Dương như Philippines, Indonesia, Úc, đã và đang mở rộng phạm vị hoạt động và đóng góp tích cực cho cộng đồng địa phương. Tại Philippines, thực hiện các dự án như Trạm biến áp Barbara và Trạm biến áp Mabiga nhằm cung cấp thiết bị cao áp và máy biến áp đến các vùng nông thôn. Tại Indonesia, kế hoạch mở rộng quy mô năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng lên 23% trong vòng 2 năm tới. Tại Úc cung cấp máy biến áp trị giá 30 triệu đô la Úc cho dự án Mạng lưới Ngân hàng xanh (Green Bank Network – GBN)./.

Thu Trang

Đăng ngày: 29/06/2023 , 23:27 GMT+7

Tin liên quan