Đắk Lắk: Huy động mọi nguồn lực đầu tư vào sản xuất công nghiệp

Đăng ngày: 27/08/2021 , 08:55 GMT+7

UBND tỉnh Đắk Lắk mới đây đã ban hành Chương trình Khuyến công tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025 với tổng kinh phí thực hiện dự kiến 55.300 triệu đồng.

Ảnh minh họa: VH

Mục tiêu của Chương trình nhằm tiếp tục động viên mọi nguồn lực xã hội đầu tư vào sản xuất công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng giá trị công nghiệp; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản, cơ khí phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xây dựng nông thôn mới; Khuyến khích các doanh nghiệp công  nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và thực hành sản xuất sạch hơn,  sử dụng tiết kiệm năng lượng, nguyên, nhiên, vật liệu; giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; Huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia hỗ trợ hoạt động khuyến công.

Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp  luật; cơ sở sản xuất kinh doanh trực tiếp đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn, xã và các phường thuộc thành phố Buôn Ma Thuột được chuyển đổi từ xã chưa quá 05 năm; Các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn được quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định số 45/2012/QĐ-CP trên địa bàn của tỉnh; Tổ chức, cá nhân tham gia công tác quản lý, thực hiện các hoạt động dịch vụ khuyến công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Nội dung Chương trình

a) Tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công:

+ Xây  dựng, duy trì trang thông tin điện tử; xây dựng chương trình truyền hình,  phát  thanh; xuất bản Bản tin Công Thương với nội dung: Phổ biến, tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư, phổ biến kiến  thức, mô hình sản xuất kinh doanh điển hình tiên  tiến, công nghệ mới, sản phẩm mới trong sản xuất công nghiệp, thị trường và các thông tin khác cho cơ sở.

b) Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công; khảo sát học tập kinh nghiệm trong nước

+ Tổ chức đào tạo tập huấn, nâng cao năng lực thực hiện công tác khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp;

+ Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản liên quan đến

hoạt động khuyến công để hoàn  thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách về hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh; tổ chức hội thảo chuyên đề, sơ tổng kết về hoạt động khuyến công, tổ chức kiểm tra, giám sát, hướng dẫn nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến công từ tỉnh đến huyện, xã.

+ Tổ chức đoàn khảo sát học tập kinh nghiệm về công tác khuyến công.

c) Hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp

dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp thông qua các hoạt động tập huấn, đào tạo, hội thảo, diễn đàn. Khuyến khích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất công nghiệp, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp  tác; khuyến khích việc chuyển các hộ kinh doanh cá thể sang hợp tác xã, doanh nghiệp để có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất; tập huấn trang bị kiến thức nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, nhận thức về các nội dung liên quan áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp; nâng cao kiến  thức về sơ chế và bảo quản nông sản, tạo điều kiện về khả năng cạnh tranh trên thị trường theo hướng phát triển bền vững, hội nhập quốc tế.

d) Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp nhận công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn

e) Tư vấn, hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn

+ Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,

tư vấn lập dự án, báo cáo đầu tư kế hoạch sản xuất kinh doanh cho cơ sở, hỗ  trợ cho cơ sở công nghiệp nông thôn quảng bá thông tin trên trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến.

+ Hỗ trợ các cơ sở lập dự án đầu tư, quản trị marketing, quản trị sản xuất, tài

chính - nhân lực; thành lập doanh nghiệp, liên doanh liên kết trong sản xuất kinh doanh; thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói, ứng dụng công nghệ - thiết bị mới; tư vấn hướng dẫn hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp nhận các chính sách về ưu đãi đầu tư, khoa học công nghệ, tài chính, tín dụng và các chính sách ưu  đãi  khác của nhà nước; hỗ trợ lập báo cáo kiểm toán năng lượng, đánh giá sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp.

g) Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn

+ Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện, cấp tỉnh và tham gia bình chọn cấp khu vực, quốc gia. Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh tham gia hội chợ triển lãm, trưng bày, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

+ Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu sản phẩm cho các cơ sở công nghiệp

nông thôn; Hỗ trợ giới thiệu quảng bá sản phẩm của các cơ sở công nghiệp tại các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội.

Các nhiệm vụ cụ thể

Theo kế hoạch, Chương trình sẽ xây dựng, duy trì trang thông tin điện tử hằng năm; xuất bản 20 bản  tin, ấn phẩm; xây dựng 20 chuyên đề công nghiệp phát trên sóng phát thanh truyền hình tỉnh. 

Tổ chức 05 đề án xây dựng kế hoạch, kiểm tra, giám sát hoạt động khuyến công; 05 lớp tập huấn nghiệp vụ về khuyến công; hướng dẫn triển khai hoạt động khuyến công; tổ chức tập huấn khuyến công cho 150 lượt người; tổ chức 05 đoàn tham quan khảo sát học tập kinh nghiệm khuyến công trong nước.

Đào tạo khoảng 300 người về chuyên đề sản xuất sạch hơn; tập huấn cho khoảng 1.000 người về kỹ thuật sơ chế bảo quản nông sản sau thu hoạch. Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại 100 cơ sở công nghiệp nông thôn. Hỗ trợ thành lập 10 cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn; hỗ trợ 06 cơ sở  sản xuất công nghiệp đánh giá sản xuất sạch hơn; tư vấn, hỗ trợ cho 40 cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển công nghiệp và áp dụng sản xuất sạch hơn.

Tổ chức, tham gia 10 hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh với 100 doanh nghiệp tham gia; hỗ trợ 10 cơ sở công nghiệp nông thôn trong việc thuê tư vấn lập dự án đầu tư, quản lý sản xuất, tài chính, thiết kế bao bì sản phẩm....; hỗ trợ 25 đơn vị xây dựng và đăng ký thương hiệu. Tổ chức 03 đợt bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh và tổ chức đăng ký sản phẩm các kỳ để tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực và quốc gia.

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình dự kiến 55.300 triệu đồng, trong đó: Kinh phí khuyến công quốc gia (KCQG): 7.000 triệu đồng; Kinh phí khuyến công địa phương (KCĐP): 22.300 triệu đồng; Kinh phí đối ứng của đơn vị thụ hưởng và các nguồn lực xã hội khác: 26.000 triệu đồng.

Nguồn kinh phí thực hiện huy động từ Kinh phí khuyến công quốc gia; kinh phí khuyến công địa phương (bố trí phù hợp với tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách hằng năm của địa phương); kinh phí khác và kinh phí đối ứng của đơn vị thụ hưởng.

PV.

Đăng ngày: 27/08/2021 , 08:55 GMT+7

Tin liên quan

Tin Khác