Cận cảnh quy trình xử lý nước thải tại nhà máy Ajinomoto Việt Nam

Đăng ngày: 07/11/2022 , 11:14 GMT+7

Từ khi thành lập, Công ty Ajinomoto Việt Nam luôn xem việc giữ gìn, bảo tồn nguồn nước là một trong những mục tiêu môi trường hàng đầu.

Ông Hoàng Văn Quốc Chương- Giám đốc Khối sản xuất tại chương trình tham quan nhà máy Ajinomoto dành cho nhà báo, phóng viên

Hàng năm, Nhà máy Biên Hòa của Công ty Ajinomoto Việt Nam  sử dụng lượng lớn nước ngọt từ sông Đồng Nai cho hoạt động sản xuất với lưu lượng sử dụng khoảng 5.500 m3/ngày, đêm tương đương khoảng 2.007.500 m3/năm. Ông Hoàng Văn Quốc Chương- Giám đốc Khối sản xuất cho biết: “Tập đoàn Ajinomoto có chính sách môi trường áp dụng cho tất cả các công ty thành viên trên toàn cầu. Tại Việt Nam, Công ty Ajinomoto Việt Nam không chỉ tuân theo chính sách của Tập đoàn Ajinomoto mà còn tuân theo các quy định về môi trường của Việt Nam. 100% nước thải từ quá trình sản xuất được xử lý tại hệ thống xử lý nước thải với vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng. Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn của Tập đoàn Ajinomoto và quy định của Việt Nam.”

Cụ thể, Nhà máy đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải hiện đại tập trung trị giá hơn 100 tỷ đồng ứng dụng công nghệ xử lý vi sinh hiện đại để giải quyết lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt hằng ngày.

Khu vực nước sau khi xử lý tại nhà máy Ajinomoto Việt Nam

Hệ thống sở hữu công suất xử lý tối đa 3.400 m3/ngày đêm, luôn được giám sát vận hành chặt chẽ bởi đội ngũ công nhân viên của trạm, đồng thời, các thông số kiểm soát chất lượng nước thải sau xử lý được quản lý tự động và liên tục bởi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, nhằm đảm bảo nước thải sau xử lý xả ra sông Đồng Nai luôn đạt QCVN 40:2011/BTNMT tiêu chuẩn A của Bộ Tài nguyên và Môi trường bên cạnh đáp ứng những chỉ tiêu nghiêm ngặt của chính Tập đoàn Ajinomoto.

Hệ thống quan trắc nước thải tự động, báo cáo trực tuyến liên tục đến Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai

Bên cạnh đó, công ty đã xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống tháp giải nhiệt và hồ chứa nước riêng ngay trong khuôn viên nhà máy nhằm tận dụng sự tuần hoàn lượng nước từ các hồ chứa nước này để làm mát hệ thống máy móc giúp giảm lượng nước sông sử dụng lên đến 85%, giảm thiểu lượng nước sông phục vụ cho hoạt động sản xuất. Ngoài ra, Công ty còn tái sử dụng nước thải sau xử lý để phục vụ cho một số hoạt động phụ như vệ sinh nhà máy giúp giảm đáng kể việc khai thác nguồn nước sạch.

Hệ thống tháp giải nhiệt tại nhà máy Ajinomoto Biên Hòa giảm lượng nước sông sử dụng lên đến 85%

Trong nỗ lực giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu theo Hội nghị khí hậu quốc tế COP26 mà cả Nhật Bản và Việt Nam cam kết đạt được, tập đoàn Ajinomoto đã đặt ra mục tiêu “bền vững”, trong đó mục tiêu của công ty là cắt giảm 50% lượng CO2 vào năm 2030 so với năm 2018 và hướng tới mục tiêu trung hòa khí thải CO2 vào năm 2050; ngoài ra, công ty cũng đặt ra yêu cầu 100% nhựa bao bì sản phẩm sẽ được tái chế.

Hệ thống pin mặt trời được lắp đặt tại nhà máy Ajinomoto

“Tại công ty Ajinomoto Việt Nam, để giảm thiểu CO2, công ty đã lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời tại nhà máy Long Thành để tạo ra nguồn điện tái tạo; đưa vào sử dụng lò hơi sinh học tại nhà máy Biên Hòa từ năm 2013 sử dụng trấu ép làm nhiên liệu. Trong tương lai, công ty sẽ đưa vào sử dụng hệ thống đồng phát sinh khối sẽ tạo ra gần 50% điện năng sử dụng tại nhà máy Biên Hòa dự kiến từ năm 2024.  Đối với nhựa, công ty đang có kế hoạch sử dụng 100% vật liệu có thể tái chế cho bao bì sản phẩm của mình và sẽ đặt biểu tượng “tái chế” trên bao bì để khách hàng nhận thức được rằng bao bì có thể tái chế”, ông Chương cho biết.

TH

Đăng ngày: 07/11/2022 , 11:14 GMT+7

Tin liên quan

Tin Khác