Bảo vệ tốt hơn người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài
Nhân Ngày Quốc tế Người di cư (18/12),Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) hoan nghênh cơ hội để bảo vệ tốt hơn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài do Luật về Người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được sửa đổi mới đây mang lại.
Luật Người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2020, có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Luật được xây dựng dựa trên nền tảng pháp luật trước đây của Việt Nam nhằm tăng cường bảo vệ người lao động di cư.
Luật mới đã loại bỏ phí môi giới mà người lao động phải trả cho các doanh nghiệp dịch vụ, cũng như cấm việc thu phí dịch vụ đối với người lao động đi qua các đơn vị sự nghiệp. Những người lao động phải trả các khoản phí tuyển dụng và chi phí liên quan quá cao có nhiều nguy cơ trở thành nạn nhân bị bóc lột lao động, cưỡng bức lao động/mua bán người.
Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp dịch vụ, Luật sửa đổi giữ một số loại chi phí được phép thu từ người lao động, cụ thể là phí dịch vụ và tiền ký quỹ, nhưng đặt ra mức trần và chi tiết các khoản được phép thu sẽ được quy định trong các văn bản dưới luật. Luật quy định phí dịch vụ trong các văn bản dưới luật không được phép vượt quá mức trần ba tháng lương, các doanh nghiệp dịch vụ có thể thu phí này từ người lao động và bên tiếp nhận lao động. Việc đặt ra mức trần cho các chi phí này sẽ cho phép người lao động đưa ra quyết định trên cơ sở có được thông tin và giúp cung cấp thông tin về chi phí đi làm việc ở nước ngoài qua các kênh chính thống.
Luật cấm phân biệt đối xử và cưỡng bức lao động trong di cư lao động và cho phép những người lao động bị hoặc bị đe dọa ngược đãi, quấy rối tình dục hoặc cưỡng bức lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải chịu phạt về tài chính. Theo quy định mới, các doanh nghiệp dịch vụ có thể bị thu hồi giấy phép nếu quảng cáo gian dối hoặc dùng các thủ đoạn lừa gạt khác để tuyển dụng lao động, cưỡng bức lao động/mua bán người hoặc bóc lột.
Ngoài ra, trong các khoá đào tạo định hướng trước khi xuất cảnh, các doanh nghiệp tuyển dụng phải đưa vào những kiến thức và kỹ năng về phòng chống cưỡng bức lao động, bạo lực trên cơ sở giới và mua bán người.
Khẳng định cam kết của Việt Nam
Chuyên gia về Di cư lao động của ILO tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ông Nilim Baruah cho biết, thông qua giảm những chi phí mà người lao động có thể phải trả, Luật đã mang lại sự bảo vệ tốt hơn cho người lao động khỏi những nguy cơ này.
“Khi người lao động lâm vào cảnh nợ nần do chi phí di cư quá cao, có thể họ sẽ hiếm khi nghỉ việc làm trong trường hợp bị lạm dụng, bóc lột hoặc lao động cưỡng bức. Việc loại bỏ phí môi giới khỏi các chi phí được phép thu từ người lao động di cư sẽ góp phần giải quyết rủi ro này” ông Nilim Baruah nói.
Theo ông Baruah, Việt Nam đã thể hiện cam kết của mình trong việc ngăn chặn cưỡng bức lao động đối với lĩnh vực lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, thể hiện qua việc thông qua luật sửa đổi này. Luật này là bước đi quan trọng đầu tiên trong việc hướng tới giảm phí tuyển dụng và các chi phí liên quan mà người lao động phải trả.
Công ước về Các cơ quan dịch vụ việc làm tư nhân của ILO, 1997 (số 181) và Bộ các nguyên tắc chung và hướng dẫn hoạt động của ILO về tuyển dụng công bằng quy định rằng “người lao động sẽ không bị tính trực tiếp hoặc gián tiếp, toàn bộ hoặc một phần, bất kỳ khoản phí hoặc chi phí liên quan nào để đi làm việc ở nước ngoài” và “người sử dụng lao động, công hay tư nhân, hoặc người trung gian của họ, chứ không phải người lao động, sẽ phải chi trả các chi phí cho việc tuyển dụng”.
Trong khi đó, Giám đốc ILO Việt Nam, TS Chang-Hee Lee cho biết, “ILO cam kết hỗ trợ quá trình xây dựng các văn bản dưới luật thông qua đối thoại xã hội và việc thực thi Luật trong năm 2021 và các năm tiếp theo”.
Ngày Quốc tế Người di cư năm nay cũng đánh dấu dịp kỷ niệm 30 năm Công ước quốc tế về Bảo vệ quyền của tất cả người lao động di cư và thành viên gia đình của họ. Việc thông qua Luật Người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một bước tiến quan trọng hướng tới việc di cư lao động trở thành một trải nghiệm tích cực và nâng cao quyền năng cho tất cả người lao động Việt Nam./.
Tin liên quan
Trường Cao đẳng THACO tham gia Hội giảng Nhà giáo Giáo dục Nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
22/11/2024
Chủ tịch HĐQT THACO tham dự Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam năm 2024
04/11/2024
Tạo sự chuyển biến tích cực trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
21/03/2024
Thủ tướng dự cuộc gặp mặt đại diện các nhà tài trợ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
29/01/2024
Khai mạc Hội nghị ngành Công Thương 5 thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ VI năm 2023
03/10/2023
Hơn 11.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn chào năm học mới với món quà đặc biệt từ Vinamilk
06/09/2023
Thương mại điện tử: Tiềm năng tiếp cận vào thị trường Singapore và các nước trong khu vực
29/07/2023
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045
12/02/2023
Việt Nam tăng cường sự đóng góp của doanh nghiệp hướng tới lộ trình phát thải ròng bằng 0
29/10/2022
Phòng chống dịch COVID-19: Đẩy mạnh tiêm vaccine cho trẻ em, xây dựng kế hoạch tiêm mũi 4
20/04/2022
Hà Nội: Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp
06/03/2022
Đẩy mạnh thực hiện chính sách xã hội, phát triển thị trường lao động hiện đại và hội nhập
27/11/2021
Bắc Giang đảm bảo thực hiện lưu thông hàng hoá, phục hồi sản xuất tại các khu công nghiệp
31/10/2021
Chuyển đổi số - bước tiến quan trọng trong tiến trình phát triển nền kinh tế của Việt Nam
04/09/2021
Tập trung đầu tư các chương trình, dự án trọng điểm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
19/08/2021
Tin Khác
- Vietnam Airlines và Shinhan Card ký thỏa thuận phát triển thẻ đồng thương hiệu - 11/09/2024
- MerryLand Quy Nhơn: Những công trình mê hoặc Miss World Vietnam 2022 - 27/07/2022
- Nâng cao hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội - 22/03/2023
- Học tập từ xe thể thao Mustang đã giúp Ranger Raptor Thế hệ Mới tăng cường tính khí động học - 02/06/2023
- Doanh nghiệp Hungary tìm đối tác Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng - 15/04/2023