Hà Nội: 8 nhóm hàng xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm ngoái

Đăng ngày: 17/09/2021 , 14:00 GMT+7

Theo Sở Công Thương Hà Nội, kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2021 của Thành phố đạt 9785 triệu USD, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2020. Chia theo loại hình kinh tế, khu vực kinh tế trong nước đạt 5476 triệu USD, chiếm tỷ trọng 56%, giảm 15,9% so với cùng kỳ; Khu vực FDI đạt 4309 triệu USD, chiếm tỷ trọng 46%, tăng 13,3% so với cùng kỳ.

Ảnh minh họa: VH

Trong 12 nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Hà Nội, 08 nhóm hàng tăng so với cùng kỳ năm 2020, gồm có: Hàng dệt may đạt 1340 triệu USD, chiếm tỷ trọng 13,7%, tăng 9,7% so với cùng kỳ; Giày dép và các sản phẩm từ da đạt 219 triệu USD, chiếm tỷ trọng 2,2%, tăng 27,8%; Hàng gốm sứ đạt 149 triệu USD, chiếm tỷ trọng 1,5%, tăng 10,7%; Máy móc thiết bị phụ tùng đạt 1286 triệu USD, chiếm tỷ trọng 13,1%, tăng 26,1%; Thủy tinh và các mặt hàng từ thủy tinh đạt 276 triệu USD, chiếm tỷ trọng 2,8%, tăng 20,7%; Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1045 triệu USD, chiếm tỷ trọng 10,7%, tăng 44,2%; Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 468 triệu USD, chiếm tỷ trọng 4,8%, tăng 36,6%; Điện thoại và linh kiện: đạt 235 triệu USD, chiếm tỷ trọng 2,4%, tăng 67,8%.

Ngược lại, có 04 nhóm hàng giảm so với cùng kỳ gồm: Hàng nông sản đạt 516 triệu USD, chiếm tỷ trọng 5,3%, giảm 10,6% (trong đó gạo giảm 38,8%, cà phê giảm 11,6%); Máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 1240 triệu USD, chiếm tỷ trọng 12,7%, giảm 16,2%; Xăng dầu đạt 417 triệu USD, chiếm tỷ trọng 4,3%, giảm 7,6%; Hàng hóa khác (trong đó có hàng hóa, trang thiết bị y tế phục vụ phòng chống covid-19) đạt 2594 triệu USD, chiếm tỷ trọng 26,5%, giảm 32,2%.

Các thị trường xuất khẩu chủ yếu 8 tháng đầu năm 2021 của Hà Nội bao gồm:

ASEAN ước đạt 1980 triệu USD, chiếm tỷ trọng 20,2%, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2020, với các mặt hàng chủ yếu là: máy móc thiết bị phụ tùng (chiếm tỷ trọng 21,2%), xăng dầu (9,2%), sắt thép (3,4%), linh kiện điện tử - máy tính (7%),chất dẻo nguyên liệu (2,3%).

Hoa Kỳ ước đạt 2143 triệu USD, chiếm tỷ trọng 21,9%, tăng 34,4% so với cùng kỳ năm 2020, với các mặt hàng chủ yếu là: máy móc thiết bị phụ tùng (chiếm tỷ trọng 32,9%), dệt may (31,8%), dây điện – dây cáp điện (3,7%), giầy dép (3,4%), điện tử (4,2%).

EU ước đạt 1123 triệu USD, chiếm tỷ trọng 11,5%, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2020, với các mặt hàng chủ yếu là: máy móc thiết bị phụ tùng (chiếm tỷ trọng 47%), dệt may (15,6%), nông sản (7,3%), giầy dép (5,6%), linh kiện điện tử - máy tính (3,8%).

Trung Quốc ước đạt 956 triệu USD, chiếm tỷ trọng 9,8%, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2020, với các mặt hàng chủ yếu là: máy móc thiết bị phụ tùng (chiếm tỷ trọng 41,4%), linh kiện điện tử - máy tính (14%), xăng dầu (5,4%), dệt may và nguyên liệu (11,7%), đồ gỗ và nguyên liệu (5,1%).

Nhật Bản ước đạt 1127 triệu USD, chiếm tỷ trọng 11,7%, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2020, với các mặt hàng chủ yếu là: máy móc thiết bị phụ tùng (chiếm tỷ trọng 30,7%), dây điện – dây cáp điện (23,9%), linh kiện điện tử - máy tính (9,8%), dệt may (6,1%), gỗ và nguyên liệu gỗ (1,7%).

Các thị trường còn lại: ước đạt 2456 triệu USD, chiếm tỷ trọng 25,1%, giảm 42,4% so với cùng kỳ năm 2020.

PV.

Đăng ngày: 17/09/2021 , 14:00 GMT+7

Tin liên quan

Tin Khác