Chính phủ Thái Lan thông qua 6 gói hỗ trợ kinh tế

Đăng ngày: 17/05/2021 , 14:14 GMT+7

Tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan cho biết, Chính phủ Thái Lan vừa thông qua 06 gói hỗ trợ kinh tế giữa bối cảnh ảnh hưởng nặng nề của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ III.

Ảnh minh họa. Nguồn: thainews.prd.go.th

Danh sách 06 gói hỗ trợ kinh tế bao gồm:

(i) Ying Chai Ying Dai (The more you spend, the more you get) – hỗ trợ người dân tiêu dùng các sản phẩm thực phẩm và dịch vụ thông qua ứng dụng ví điện tử của Chính phủ với ưu đãi hoàn tiền và voucher điện tử trong khoảng thời gian tháng 07-09/21;

(ii) Rao Chana (We win) &

(iii) Rao Rak Kan (We love each other) – hỗ trợ người dân 1000 Bạt trong thời hạn 02 tuần kết thúc vào tháng 06/21;

(iv) chương trình Khon La Khrueng (Let’s go halves) – hỗ trợ người dân 3000 Bạt/tháng trong khoảng thời gian tháng 07-09/21;

(v) chương trình tăng tiêu dùng đối với người dân sử dụng thẻ phúc lợi xã hội với mức hỗ trợ 200 Bạt/tháng trong khoảng thời gian tháng 07-12/21;

(vi) chương trình tăng tiêu dùng đối với người dân cần sự giúp đỡ đặc biệt với mức hỗ trợ 200 Bạt/tháng trong khoảng thời gian tháng 07-09/21.

Tổng ngân sách triển khai các gói hỗ trợ kinh tế trên khoảng 400 tỉ Bạt và dự kiến sẽ giúp GDP tăng trưởng 1%. Các chuyên gia dự báo tăng trưởng GDP của Thái Lan sẽ đạt 2,3% cả năm 2021 sau hàng loạt các gói hỗ trợ kinh tế được Chính phủ triển khai thời gian qua.

Trong một diễn biến liên quan, Nội các Thái Lan đã thông qua một số dự án trị giá 45 tỉ Bạt nhằm giúp nền kinh tế nước này phục hồi giữa bối cảnh đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng Covid-19 thứ 3.

Chỉ số niềm tin kinh doanh thấp nhất trong 39 tháng qua

Chỉ số niềm tin kinh doanh của Thái Lan đạt 27,6 trong tháng 04/21 – mức thấp nhất trong 39 tháng qua do những quan ngại về làn sóng dịch Covid-19 lần thứ III, tiêu dùng sụt giảm, thất nghiệp và nợ công gia tăng. Trước đó, chỉ số niềm tin kinh doanh của Thái Lan đạt lần lượt 30,7, 29,6 và 29,8 trong 03 tháng đầu năm. Mức sụt giảm của chỉ số được ghi nhận tại hầu hết các tỉnh thành tại Thái Lan do ảnh hưởng nặng nề của Covid.

Với làn sóng dịch Covid-19 bùng phát lần thứ III, nhiều doanh nghiệp quan ngại về tỉ lệ thất nghiệp gia tăng đặc biệt trong lĩnh vực du lịch. Điều này dẫn đến nợ hộ gia đình gia tăng ảnh hưởng đến tiêu dùng và nền kinh tế. Cộng đồng doanh nghiệp đã kiến nghị Chính phủ đẩy mạnh phân phối vaccine và thông qua nhiều gói phục hồi kinh tế căn cứ theo đề xuất Chính phủ hỗ trợ người dân tiêu dùng thông qua hình thức trợ cấp tiền mặt. Dự kiến ngân sách chi cho chương trình khoảng 90 tỉ Bạt và 31 triệu người dân sẽ hưởng lợi từ chương trình trên.

Kế hoạch giải cứu nền kinh tế

Chính phủ Thái Lan lên kế hoạch chi 225 tỷ Bạt (7,2 tỷ USD) để hỗ trợ tài chính cho nhóm đối tượng thu nhập thấp bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Nội các Thái Lan thông qua hai chương trình bao gồm cung cấp tiền mặt kéo dài thêm 01 tháng với tổng ngân sách 85,5 tỷ bạt; 140 tỷ bạt cho các chủ thẻ phúc lợi xã hội và nhóm đặc biệt khác nhằm kích thích tiêu dùng nội địa.

Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) tiếp tục duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục để phục hồi nền kinh tế trước diễn biến việc tiến hành tiêm vắc-xin rộng rãi và du lịch chưa có chuyển biến tích cực.

Thủ tướng Prayut Chan-o-Cha cho biết Chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp giai đoạn hai sau khi dịch bùng phát được kiềm chế trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 12 với kỳ vọng sẽ tạo việc làm cho 51 triệu người và đem lại 473 tỷ Bạt cho nền kinh tế.

Triển khai biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bộ trưởng Bộ Tài chính Thái Lan, ông Archom Termpittayapais cho biết Nội các đã thông qua nguyên tắc các biện pháp tín dụng chống lại Covid-19 trị giá 20 tỷ Bạt cho 2 tổ chức tài chính nhà nước là ngân hàng Tiết kiệm chính phủ và ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hình thức đăng ký khoản vay 10.000 baht/cá nhân, thời gian vay không quá 3 năm, không tính lãi trong 6 tháng và lãi suất không quá 0,35%/tháng tiếp theo Ngoài ra, Nội các cũng đã thông qua giới hạn bồi thường trong trường hợp thiệt hại là 10 tỷ Bạt,

Bên canh đó, Nội các thông qua biện pháp hoãn trả nợ của các Tổ chức tài chính bằng cách giữ nợ gốc cho người vay đến ngày 31/12/2021 để giảm bớt gánh nặng trả nợ cho người vay hoặc đưa số tiền lãi vào tình trạng hoạt động kinh doanh trong thời gian có nhiều bất ổn.

Tăng cường phát triển thương mại điện tử khu vực Mê Công - Lan Thương

Bộ Thương mại Thái Lan đề xuất chính sách phát triển đặc khu kinh tế Chiang Khong là trung tâm logistics cho thương mại điện tử xuyên biên giới (CBEC),mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu của Thái Lan và ASEAN thông qua tuyến đường R3A (nối Trung Quốc, Lào và Thái Lan qua các điểm biên giới quan trọng như Chiang Khong, Ban Huai Sai, , Ban Bo Han và Khun Ming) và khu thương mại tự do Côn Minh. Tương lai sẽ đẩy mạnh thương mại sang miền Bắc Trung Quốc và châu Âu để đáp ứng các mục tiêu phát triển của Đặc khu Kinh tế Chiang Khong.

Chính phủ nước này đã phê duyệt dự án Trung tâm chuyển tiếp Giao thông vận tải Chiang Khong. Chiang Rai khu vực cầu hữu nghị Thái-Lào gần trạm kiểm soát biên giới Chiang Khong đóng vai trò là cửa ngõ giao thương quan trọng trên hành lang kinh tế Bắc Nam, là nơi phát triển bến xe tải hỗ trợ hoạt động vận tải hàng hóa quốc tế trên tuyến R3A trở thành bến điều chỉnh vận tải liên quốc gia. Bao gồm kết nối hệ thống giao thông đường bộ với đường sắt. Giai đoạn 1 của dự án là đi vào hoạt động hoàn toàn trong năm 2022, giai đoạn là chuyển giao và xây dựng khu khu vựcchứa container và đóng gói hàng hóa. Dự án này sẽ hỗ trợ tuyến đường sắt Denchai-Chiang Rai-Chiang Khong của Đường sắt quốc gia dự kiến hoàn thành xây dựng vào năm 2025.

PV.

Đăng ngày: 17/05/2021 , 14:14 GMT+7

Tin liên quan

Tin Khác